CÔNG THỨC VIẾT BÀI CHUẨN SEO THEO GOOGLE

Bài 1: Hiểu Đúng Về Bài Viết Chuẩn SEO
Bài 2: Unique Content: Tạo Sự Khác Biệt Cho Nội Dung Của Bạn

Bài 3: Unique Concept - Khoác Lớp Áo Mới Cho Nội Dung

Bài 4: Xây Dựng Một Oultine Bài Viết Chuẩn - Phần 1

Bài 5: Xây Dựng Một Oultine Bài Viết Chuẩn - Phần 2

Bài 6: Wording - Phần 1

Bài 7: Wording - Phần 2

Bài 8: Link Và Tối Ưu Link Trong Bài Viết


Định nghĩa viết bài chuẩn SEO:
Viết bài chuẩn SEO gồm 2 khái niệm: Chuẩn và SEO.
Chuẩn: Chuẩn nhu cầu tìm kiếm của người dùng
SEO: được tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm
Để một bài viết lên top Google cần:
Giá trị nội dung
Độ tin cậy của tác giả
Độ tin cậy của website
Unique content: Là nội dung mới và lần đầu tiên xuất hiện trên internet
Cách 1: Tự nghiên cứu
Cách 2: Tự trải nghiệm
Cách 3: Hỏi ý kiến chuyên gia
Unique content là một nội dung được ưu tiên xếp hạng hàng đầu khi xuất bản một bài viết mới. Chúng ta cần một unique content bởi nó cần dùng cho cả người dùng, doanh nghiệp và cả Google. Tuy nhiên không phải ngành nghề nào,chủ đề nào cũng có unique content bởi dù chúng ta tự nghiên cứu, tự trải nghiệm hay đi hỏi chuyên gia. Có những ngành nghề, những nội dung cũ là những nội dung có giá trị rồi và chúng ta không sáng tạo ra một giá trị nào mới cả.
Unique content rất có để có được bởi cần phải đầu tư rất nhiều từ trải nghiệm của người viết lẫn sự tự nghiên cứu. Một số ngành còn không thể có unique content. VD: Hướng dẫn cài đặt Analytics -> chỉ có 4 cách cài đặt cho website.
Unique concept:
Concept được định nghĩa qua 3 cách khác nhau:
  • Cách truyền đạt nội dung theo cách khác biệt
  • Góc nhìn khác về một sự vật, sự việc
  • Một media khác để truyền tải nội dung
Nếu nội dung không có kiến thức mới thì Google sẽ đánh giá dựa vào phản ứng của người dùng với bài viết. Một concept tốt sẽ khiến ngừoi dùng ở lại lâu hơn, đọc bài lâu hơn, và thậm chí người dùng có thể Share bài viết đó. Đó là những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến xếp hạng của bài viết đó trên Google
Một số Concept thưởng dùng đối trong các bài viết chuẩn SEO
  1. Top list: Liệt kê dánh sách những giải pháp, biện pháp thành dạng danh sách -> Rất dễ cho người dùng hình dung và tóm gọn ý tổng quan của bài viết.
  2. So sánh: Khi có 1 cách làm A và cách làm B hoặc 1 sản phẩm A với sản phẩm B. Nội dung cho dạng so sánh có thể là video chứ không cần phải là text thông thường.
  3. Đánh giá (Review): người viết có thể trải nghiệm trực tiếp với sản phẩm hoặc vấn đề mà người dùng truy vấn trong từ khoá và sau đó viết lại thành text hoặc quay video để diễn đạt
  4. Xếp hạng: Là 1 concept mix giữa Top list và đánh giá. Thay vì Top list bạn phải liệt kê từ trên xuống dưới thì concept Xếp hạng thì bạn cần đầu tư hơn 1 chút, xếp hạng xem cách dùng nào hiệu quả nhất -> Bạn đưa nhận định của mình vào phần giải pháp
  5. Hướng dẫn: Thông thường concept này bằng video. Tuy nhiên có những vấn đề chúng ta viết hướng dẫn theo dạng text hoặc hình ảnh cũng rất hiệu quả.
Hướng dẫn lên một dàn ý cho bài viết.
Có 3 cách truyền đạt khác nhau:
  1. Một cách truyền đạt khác về nội dung đã cũ
  2. Một góc nhìn mới về nội dung đã từng xuất hiện trên internet
  3. Sử dụng một media khác để truyền đạt nội dung đã cũ, mặc dù nội dung đó vẫn còn giá trị
Sau khi có concept cho bài viết, chúng ta phải lên danh sách những đầu mục hay những nội dung bắt buộc phải có trong bài viết để cung cấp cho người dùng giá trị tốt nhất
Sau khi đã xác định được concept -> Lên nội dung tổng quát: Chúng ta phải biết rằng chúng ta phải viết những gì trong bài viết.  Một nội dung có chiều sâu, chất lượng gồm 2 phần:
1. Những gì mà người dùng đã đọc và thích đọc từ đối thủ: Là nội dung ở trên top cao nhất của Google ( từ top 3 đến top 5).
2. Những gì mà người dùng thiếu, chưa tìm thấy ở nội dung của đối thủ và chúng ta cần bổ sung vào
Các bước lên một dàn ý đầy đủ và chất lượng
Bước 1: Xác định từ khoá chính mà mình sẽ SEO cho LandingPage đó
Bước 2: Search từ khoá đó trên Google
Bước 3: Đọc từ 3 đến 5 nội dung đầu tiên ( Nội dung của đối thủ, báo chí) , nhặt ra các ý chính trong các nội dung này của 3-5 bài viết
Bước 4: Kéo xuống chân trang để xác định xem những từ khoá mà người dùng thực hiện truy vấn sau từ khoá mà chúng ta đang chuẩn bị viết ra, họ thực hiện những từ khoá gì tiếp theo và chúng ta sẽ bổ sung nội dung đó vào bài viết của mình
Lưu ý: Có 2 lỗi thường gặp sau
  1. Lỗi xác định sai từ khoá chính
  2. Lỗi máy móc trong việc đưa từ khoá/nội dung ở phần chân trang vào trong bài viết của mình
Khi bạn thực hiện một truy vấn thì kết quả trả về Google hay những từ khoá liên quan chỉ đơn thuần là những số liệu thống kê. Và những số liệu thống kê đó sẽ cho bạn gợi ý để bạn có thể nghiên cứu sâu về inside khách hàng. Từ đó cho ra một bài viết chất lượng cung cấp đầy đủ nhu cầu người dùng mong muốn khi thực hiện tìm kiếm
Một nội dung viết đúng inside người dùng mới là nội dung chất lượng nhất chứ không phải là nội dung máy móc được viết theo số liệu thống kê
Wording: Là sự kết hợp để tối ưu hoá cho công cụ tìm kiếm
Bước 1: Xác định bố cục bài viết: Gồm 3 phần:
  • Mở bài: Nên ngắn gọn, xúc tích, giữ chân được ngừoi dùng đọc tiếp ( Thường thì sẽ là giật title bổ sung cho tiêu đề )
  • Thân bài: là những nội dung chúng ta tìm được trong phần outline
  • Kết bài: Quan trọng nhất là CTA hoặc là một kêu gọi hành động điều hướng sang một bài viết khác
  • Quan trọng: Cần phải giữ được sự chặt chẽ giữa các phần với nhau
Bước 2: Xác định vị trí từ khoá cần xuất hiện: Đây có thể coi là phần được nhièu người quan tâm nhất nhưng nó lại không còn là phần quan trọng nhất. Thực tế, không có một tài liệu nào của Google nói rằng từ khoá cần phải xuất hiện ở vị trí đó, mà tất cả những vị trí mà mọi người nghe đến hay mật độ từ khoá đều là những nghiên cứu của những người làm SEO đúc rút lại. 3 vị trí cần kiên quyết phải có từ khoá xuất hiện: tiêu đề, đường dẫn, meta description. Bởi đây là 3 vị trí sẽ hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google khi người dùng thực hiện một truy vấn.
Cách viết tiêu đề đường dẫn và mô tả để tối ưu nhất, tạo ra CTR cao nhất cho bài viết:
  1. Tiêu đề: Cần lưu ý tới độ dài ( Tối đã được 65 ký tự), chứa từ khoá chính và từ khoá phụ, chứa concept của bài viết
  2. Đường dẫn: Chỉ nên chứa từ khoá chính (độ dài tối đa 155 ký tự bao gồm cả domain). Tuy nhiên thì đường dẫn nên ngắn gọn xúc tích. Đường dẫn là một nội dung sẽ không thay đổi xuyên suốt
  3. Mô tả: Nên giật title bổ sung cho tiêu đề và nên chứa từ khoá. Độ dài tối đa: 155 ký tự
Bước 3: Làm đẹp cho bài viết
6 công cụ làm đẹp cho bài viết
  • Heading
  • Bôi đậm, in nghiêng, gạch chân
  • Dùng bullets
  • Dùng trích dẫn hoặc highlight box
  • Sử dụng ảnh
  • Sử dụng video
Tạo liên kết trong bài viết
Gồm 2 loại liên kết: Internal Link và External Link.
Internal Link: Là liên kết với các bài viết ở trên cùng một website
External Link: Là những liên kết với các website bên ngoài.
Khi bạn xuất bản một nội dung mới thì Google cần biết được bài viết này có sự liên quan đến nội dung cũ mà họ đã lưu trong cơ sở dữ liệu. Nếu một bài viết không còn liên kết đến bài viết cũ thì sẽ rất độc lập và khó để xếp hạng. Google sẽ mất thời gian để tìm sự liên quan giữa bài viết này và các nội dung khác ở trên internet đang có.
Với những liên kết được trỏ đến ở trong hay ngoài website đều quan trọng nhất là sự uy tín và đặc biệt đối với các website ở bên ngoài. VD: wikipedia là một trang định nghĩa uy tín.
Ba lý do khiến cho nhiều người có thể đặt liên kết vào trong một bài viết
  • Liên kết dùng để xác thực một thông tin
  • Mục đích khi bạn đặt liên kết vào văn bản để bổ sung một thông tin
  • Liên kết trong văn bản nhằm mục đích giải thích một thuật ngữ/thông tin nào đó không được phổ biến
CÔNG THỨC VIẾT BÀI CHUẨN SEO THEO GOOGLE CÔNG THỨC VIẾT BÀI CHUẨN SEO THEO GOOGLE Reviewed by Nadasa on tháng 3 26, 2020 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

CiBiCompany. Được tạo bởi Blogger.